Nên làm gì để bảo mật danh tính khi online?
Được thành lập vào ngày 24.5.2005 theo quyết định của UBND TP.HCM, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) ban đầu hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, sau đó chuyển đổi thành công ty TNHH MTV vào năm 2010. Với hệ thống 10 công ty con, 8 công ty thành viên và 6 đơn vị trực thuộc, SAWACO đã phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng.Trong 20 năm qua, công ty đã ghi dấu ấn với nhiều thành tựu nổi bật như sản lượng nước sản xuất tăng hơn 200%, đạt gần 11.000 km đường ống cấp nước; tỷ lệ thất thoát nước giảm mạnh từ hơn 40% năm 2005 xuống còn khoảng 13% vào năm 2024. Đặc biệt, công ty đã hoàn thành chỉ tiêu cung cấp nước sạch cho 100% hộ dân TP.HCM vào năm 2016 và tiếp tục duy trì đến hiện tại. Chất lượng nước sạch của SAWACO luôn tuân thủ quy chuẩn quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và vệ sinh.Không dừng lại ở việc phát triển hạ tầng, SAWACO còn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Công ty đã triển khai nhiều cải tiến trong dịch vụ như xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng, phát triển ứng dụng di động và áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ thống quản lý vận hành hiện đại như SCADA và GIS giúp giám sát mạng lưới cấp nước theo thời gian thực, đảm bảo cung cấp nước ổn định, an toàn cho hàng triệu hộ dân.Đồng thời, SAWACO đã tích cực tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về việc sử dụng nước sạch, hạn chế khai thác nước ngầm và bảo vệ tài nguyên nước, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng. Báo cáo mức độ hài lòng của khách hàng năm 2023 cho thấy sự phục vụ của SAWACO được đánh giá cao với tỷ lệ hài lòng đạt 72,26%, minh chứng cho nỗ lực không ngừng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân.Hướng tới tương lai, SAWACO đặt mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống cấp nước. Công ty dự kiến triển khai thêm nhiều công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa hoạt động, bao gồm SCADA, GIS và các giải pháp chuyển đổi số. Một trong những mục tiêu lớn của SAWACO là cung cấp nước uống trực tiếp tại vòi sau năm 2025, đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất về nước sạch.Bên cạnh đó, SAWACO cam kết tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước tới các khu vực vùng ven và ngoại thành, đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trong bối cảnh đô thị hóa. Công ty cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng các công nghệ mới nhất vào quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.Song song đó, SAWACO không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, tổ chức hơn 16.000 lượt đào tạo trong giai đoạn 2020 - 2024, đảm bảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm lớn.Qua 20 năm hoạt động, SAWACO đã khẳng định vị thế là một trong những đơn vị cấp nước hàng đầu tại Việt Nam. Những thành tựu đạt được không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của TP.HCM. Trong tương lai, SAWACO sẽ tiếp tục sứ mệnh mang lại nguồn nước sạch đạt chuẩn, an toàn và bền vững, đồng thời trở thành biểu tượng của sự phát triển hiện đại và gắn kết cộng đồng.T.Ư Đoàn trao quà tết cho công nhân, ngư dân ở Quảng Ngãi
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
'Ốc đảo' xanh thu nhỏ giữa lòng TP.HCM, nơi thư giãn cả ngày không thấy chán
Hãng Bloomberg ngày 28.2 đưa tin Ngân hàng Citigroup (Mỹ) đã chuyển nhầm 81.000 tỉ USD vào tài khoản một khách hàng, thay vì 280 USD theo đúng giao dịch.Việc chuyển khoản sai sót này diễn ra vào tháng 4.2024 nhưng chỉ mới được hé lộ. Sai sót đã được điều chỉnh vài giờ sau đó. Theo tờ Financial Times, việc chuyển khoản sai sót liên quan 2 nhân viên, trước khi được nhân viên thứ 3 phát hiện vào khoảng 90 phút sau đó. Ngân hàng không bị thất thoát số tiền nào trong sự cố này.Cụ thể, sai sót liên quan một nhân viên thanh toán và một cán bộ phụ trách kiểm tra giao dịch, trước khi nó được phê duyệt để xử lý vào đầu ngày làm việc hôm sau. Sau đó, nhân viên thứ 3 phát hiện có vấn đề và việc chuyển khoản được đảo ngược vài giờ sau đó. "Thực tế là khoản thanh toán có quy mô như thế này không thể thực sự được thực hiện. Bộ phận theo dõi của chúng tôi đã nhanh chóng xác định lỗi nhập liệu giữa 2 tài khoản sổ cái Citigroup và chúng tôi đã đảo ngược lệnh nhập", theo một phát ngôn viên Citigroup."Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa của chúng tôi cũng sẽ ngăn chặn mọi khoản tiền rời khỏi ngân hàng", phát ngôn viên này cho biết và nói thêm rằng sự cố trên không ảnh hưởng ngân hàng hoặc khách hàng của ngân hàng.Một báo cáo nội bộ của Citigroup cho thấy tổng cộng 10 vụ sai sót liên quan khoản tiền 1 tỉ USD trở lên đã xảy ra tại ngân hàng này vào năm ngoái. Dù đã giảm so với 13 vụ của năm 2023, việc sai sót với khoản tiền trên 1 tỉ USD là bất thường ở các ngân hàng Mỹ.
Theo SCMP, thị trường smartphone Trung Quốc đang sôi động trở lại nhờ chương trình trợ cấp của chính phủ, bắt đầu từ ngày 20.1. Theo đó, người dân khi mua điện thoại thông minh, máy tính bảng và đồng hồ thông minh giá dưới 6.000 nhân dân tệ (21 triệu đồng), sẽ được hỗ trợ 15% giá trị sản phẩm, tối đa 500 nhân dân tệ (1,7 triệu đồng). Mỗi người được hưởng trợ cấp cho một sản phẩm trong mỗi danh mục. Để có thể nằm trong danh mục được trợ cấp của chính phủ, các nhà sản xuất, nhà phân phối đã đồng loạt điều chỉnh, giảm giá nhiều mẫu smartphone, giúp người dân dễ tiếp cận thiết bị cao cấp với giá hợp lý hơn. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho thấy, doanh số smartphone tại Trung Quốc từ ngày 20 đến 26.1 đã tăng vọt 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ một tuần sau khi chính sách trợ giá được triển khai, đã có hơn 9,5 triệu thiết bị được bán ra. Theo Counterpoint, chương trình trợ cấp toàn quốc đã "khơi dậy nguồn sinh khí" của thị trường di động Trung Quốc. Dự kiến chính sách này sẽ giúp doanh số bán hàng trong quý đầu tăng 2 - 3%. Theo các chuyên gia, chương trình của chính phủ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước trong bối cảnh nền kinh tế đang bị trì trệ. Cả thương hiệu di động nội địa lẫn quốc tế đều đang bị cuốn vào những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Sự bùng nổ của GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) cũng khiến cuộc đua của các thương hiệu trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, chính sách tặng tiền cho người mua smartphone gần như không áp dụng cho Apple. Các mẫu iPhone 16 mới không nằm trong danh sách được trợ cấp của chính phủ Trung Quốc do sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Mẫu iPhone 16e giá rẻ đang được một số nền tảng thương mại điện tử áp dụng mức chiết khấu riêng. Với giá dự kiến từ 4.499 nhân dân tệ (15,7 triệu đồng) và 5.499 nhân dân tệ (19,3 triệu đồng), cho bản 128 GB và 256 GB, mẫu iPhone giá rẻ của Apple có thể đủ điều kiện được chính phủ trợ giá. Chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc lập tức có hiệu lực, các thương hiệu nội địa được hưởng lợi đầu tiên. Dữ liệu từ Counterpoint cho thấy, Huawei đang dẫn đầu thị trường smartphone bán chạy nhất tháng 1. Tiếp đến là Vivo, Xiaomi đứng thứ ba. Ba nhà sản xuất Trung Quốc chiếm khoảng 54% trong tổng số 29 triệu smartphone được bán ra vào tháng đầu năm 2025. Tổng doanh số trên thị trường tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc 2.000 nhân dân tệ (7 triệu đồng) đến 5.000 nhân dân tệ (17 triệu đồng) tăng trưởng nhanh nhất. Theo giới phân tích, chương trình trợ giá lần này là một phần của kế hoạch kích cầu tiêu dùng được Bắc Kinh chuẩn bị từ sớm. Trước đó chính phủ đã triển khai loạt chính sách "thu cũ đổi mới" cho thiết bị gia dụng, xe hơi. Doanh số các mặt hàng hàng đã tăng mạnh từ tháng 9 năm ngoái. Đến đầu năm 2025, quy mô ưu đãi được mở rộng sang nhiều mặt hàng, phạm vi áp dụng toàn quốc thay vì một số tỉnh như trước. Ước tính chính phủ Trung Quốc đã chi khoảng 11,05 tỉ USD cho chương trình kích cầu tiêu dùng này. Tuy nhiên hiệu quả lâu dài của nó vẫn khiến giới phân tích hoài nghi. Nhiều người lo ngại thị trường sẽ mất cân bằng khi chương trình ưu đãi của chính phủ kết thúc. Ngoài ra, các thương hiệu lớn như Huawei, Xiaomi đang mở rộng thị phần nhờ chính sách của nhà nước nhưng các công ty nhỏ hơn khó có thể duy trì cạnh tranh. Nếu không có các biện pháp phù hợp, thị trường có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc trợ giá, tạo ra tiền lệ xấu trong tương lai.
Đăng clip sai sự thật về CSGT TP.Nha Trang, người đàn ông bị phạt 7,5 triệu đồng
Chiều 6.3, tại hội nghị gạo quốc tế ở TP.HCM do chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News tổ chức với sự tham dự của trên 200 nhà buôn khắp thế giới, đặc biệt là các khách mua gạo lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… Ông Đỗ Hà Nam, đại diện Hiệp hội Lúa gạo Việt Nam (VFA) chia sẻ một số thông tin về thị trường gạo Việt Nam với các đối tác và khách hàng.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo trong đó thị trường Philippines chiếm trên 505.000 tấn. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu qua thị trường Philippines đang giảm mạnh và giá bình quân dưới mức 450 USD. Điều này ảnh hưởng tới giá lúa nội địa ở ĐBSCL, giảm bình quân từ 2.200 - 2.700 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá lúa thường chỉ còn 5.100 - 5.300 đồng/kg và lúa thơm chỉ 6.100 - 6.300 đồng/kg.Với mức giá hiện tại, nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ - tương đương khoảng 800 USD. Mức lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác; cụ thể là cà phê 20.000 USD/ha và đặc biệt là sầu riêng 40.000 USD/ha. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân trồng lúa Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 4.3, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Phạm Minh Chính đã có Công điện chỉ đạo khẩn một loạt chính sách về tín dụng và lãi suất cho cả nông dân cũng như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo để hạn chế tình trạng bán đổ bán tháo gây nên tình trạng giá lao dốc như hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng là Bộ Công thương cũng sẽ thanh kiểm tra các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét đề xuất của VFA là áp giá sàn xuất khẩu là 500 USD/tấn. Việc này sẽ được xem xét cẩn thận và có một hội đồng để nghiên cứu cẩn thận. Nếu cơ chế giá sàn được áp dụng thì không phải là lần đầu vì theo quy định của luật pháp Việt Nam sẽ thực hiện áp giá sàn khi giá lúa gạo nội địa bất lợi cho người nông dân.Chiều mai 7.3, Thủ tướng sẽ chủ trì một hội nghị với lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL về việc thực hiện các giải pháp ngăn lúa gạo giảm giá. "Trong 2 ngày qua, trước những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg", ông Nam thông tin.Thông tin của ông Nam đã gây chú ý mạnh tới hàng trăm nhà buôn gạo thế giới. Ông V. Subramanian, đồng sáng lập SS Rice News nhận định: "Những thông tin trên và đặc biệt là việc Việt Nam áp giá sàn xuất khẩu sẽ tác động lớn đến thị trường thế giới vì Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn. Tôi cũng chúc Việt Nam có thể thành công với kế hoạch của mình".